Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, UBND huyện ban hành Công văn số 257/UBND-VP ngày 06/4/2021 về việc khẩn cấp tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng; yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể:
Đối với Trung tâm Y tế huyện: Quản lý, điều trị bệnh nhân sớm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng tại Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế. Kịp thời tiếp nhận điều trị sớm, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong do bệnh tay chân miệng; Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo đúng Thông tư số 54/2015/TTBYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế; nắm bắt và cập nhập nhanh chóng ổ dịch để tuyến trên giám sát và xử lý kịp thời.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Chỉ đạo các đơn vị trường học (đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp chặt chẽ với chính quyền, với ngành y tế ở địa phương triển khai các biện pháp thiết thực phòng, chống bệnh tay chân miệng.
Trung tâm VH-TT và TT-TH huyện: Tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng để nâng cao hiểu biết, nhận thức về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh; đồng thời chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả; nghiêm cấm đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng và xã hội.
UBND các xã: Chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể xã phối hợp chặc chẽ với lực lượng y tế xã tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động Nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng ngay tại hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là tại các nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo trên địa bàn mình phụ trách. Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống của trẻ. Nắm chắc tình hình dịch bệnh tay chân miệng trên địa bàn, tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị, hạn chế tử vong và không để dịch bùng phát tại địa phương; đồng thời, thông báo cho Trung tâm Y tế huyện về tình hình dịch bệnh tại địa phương để điều tra, xử lý ổ dịch kịp thời./.