Họ tổ chức đâm trâu để ăn mừng mùa màn bội thu và cầu mong thần linh phù hộ làm ăn khá giả, con cái khỏe mạnh hoặc đâm trâu để giải trừ bệnh tật, trừ tà ma… Lễ đâm trâu có 2 phần là lễ và hội. Lễ được thực hiện bởi gia chủ đứng ra tổ chức còn hội là của cả dân làng. Một gia đình muốn tổ chức lễ đâm trâu phải chuẩn bị mọi điều kiện trước đó rất lâu, thường thì 3 năm, gồm có trâu đực, bò, heo đen, gà vịt, thóc, ché nấu rượu cần, nếp nướng cơm lam…với giá trị gần 100 triệu đồng. Khách mời dự lễ đâm trâu cũng rất đông khoảng vài trăm người từ khắp nơi trong huyện. Họ sẽ được chủ nhà chiêu đãi thịt trâu, uống rượu cần và ăn cơm lam no bụng. Theo quy định của người Xê Đăng, gia đình nào đứng ra tổ chức từ 5 lần đâm trâu huê sẽ được giới thiệu “ứng cử” vào vị trí già làng.
Ảnh : Khi mọi lễ vật được chuẩn bị xong, chủ nhà sẽ mời dân làng
đánh cồng chiêng quanh cây nêu thâu đêm suốt sáng.
Ảnh: Ngất ngay bên ché rượu cần.
Ảnh : Khi mặt trời chưa lên chủ nhà sẽ làm lễ cúng thần linh
dưới gốc cây nêu để cầu mong phước lành.
Ảnh: Người chủ nhà sẽ đâm nhát dao đầu tiên vào con trâu đực.
Ảnh: Khi con trâu sắp chết mọi người sẽ khống chế ngã lưng
vào gốc cây nêu để đem lại may mắn.
Ảnh: Khi trâu chết, chủ nhà sẽ lấy rìu nhét vào miệng và rải lá rừng
lên mình trâu để hồn ma không về “cắn” dân làng.
Ảnh: Phụ nữ và trẻ em sẽ nấu cơm, luộc thịt trâu, rau rừng phục vụ khách mời.
Ảnh: Sau khi ăn mừng xong lễ hội, đầu trâu sẽ được đem vào treo trên trần nhà.